Bệnh CRD ở Gà ( Gà bị hen )

• Bệnh CRD ở Gà là bệnh hô hấp mãn tính, tên gọi thông dụng là bệnh Hen

• Viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt là biểu hiện nổi bật của bệnh

• Gà thở khò khè- có tiếng hen. nghe rõ nhất vào ban đêm

• Bệnh CRD thường ghép với bệnh E.coli, gọi là CCRD và có tỉ lệ chết khá cao

 

(Đang cập nhật ...)
(Đang cập nhật ...)
Hỗ trợ phía dưới màn hình

Để AE dễ hiểu nên mình sẽ cố gắng viết đơn giản nhất , hạn chế những từ ngữ chuyên môn để anh em nắm bắt thông tin và hiểu rõ hơn về bệnh CRD này nhé !

Bệnh CRD ở Gà là bệnh hô hấp mãn tính, tên gọi thông dụng là bệnh Hen. ( Hen ở người cũng là bệnh mãn tính mà AE)

Bệnh CRD là bệnh do virut gây ra ( tên virut khá dài nên AE cũng ko cần quá quan tâm)

1. Cách nhận biết Bệnh CRD ở Gà

♦ Biểu hiện bên ngoài Bệnh CRD ở Gà:

• Viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt: đây là điểm khác biệt bên ngoài của bệnh CRD so với các bệnh về hô hấp khác

• Viêm khớp chân, gà hay nằm khuỷu

• Mặt sưng phù , ủ rũ, bỏ ăn

• Thở khò khè - có tiếng hen: AE có thể nghe rõ nhất vào buổi đêm và sáng sớm


♦ Biểu hiện bên trong khi mổ gà ra khám ( bệnh tích) Bệnh CRD ở Gà:

- Khí quản có dịch nhầy do bị viêm

- Túi khí đục có nhiều bọt trắng

- Thông thường CRD hay ghép với E.Coli thì khi mổ ra khám AE sẽ thấy một lớp mỡ màu trắng ngà phủ quanh gan và tim, lớp này là Fibrin ( biểu hiện điển hình của e.coli). Như vậy ta sẽ kết hợp chữa cả CRD và e.coli cho gà nhé.


2. Nguyên nhân Bệnh CRD ở Gà

• Bệnh CRD là do vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum gây ra, tên thì khá dài và khó nhớ nên AE trong nghề thì cứ hay gọi tắt là bọn MG

• Vi khuẩn MG tồn tại được trong môi trường rất lâu và có thể tồn tại trong không khí, phân, dụng cụ chăn nuôi, những động vật trung gian như ruồi muỗi chuột bọ.

• Vi khuẩn MG có thể lây từ bố mẹ sang con - tức là sẽ có con mang mầm bệnh từ lúc mới nở, nên AE chọn mua giống nơi ngon lành chút. Hoặc lúc mới úm mà thấy con nào còi cọc là cần cách ly loại bỏ luôn

• Khi gặp những yếu tố Stress, bệnh sẽ lây lan và bùng nổ mạnh ra toàn đàn, nên AE cần để ý những lúc như này:

- Thời tiết thay đổi đột ngột

- Vận chuyển, ghép đàn,...

- Mật độ nuôi quá dày

- Nền chuồng ẩm ướt

- Chuồng nuôi quá bí, không thông gió.


3. Cách điều trị Bệnh CRD ở Gà

• Thông thường bệnh CRD sẽ hay bị ghép với các bệnh khác như E.Coli, Tụ huyết trùng,... nên khi xảy ra bệnh AE cần mổ gà ra khám cụ thể để phân biệt và nhận diện rõ ràng bệnh và có ghép với bệnh gì không. Hội sẽ cố gắng biện soạn và đăng những hình ảnh trực quan nhất cho AE.

• Cách điều trị CRD với 2 bước làm liên tục trong 3-5 ngày:

Bước 1: Hạ sốt, long đờm và tăng đề kháng cho gà trước

- Hạ sốt bằng Paracetamol (Nếu gà bị sốt)

- Long đờm bằng Bromhexin

- Giải độc gan thận

- Tăng cường sức khỏe, đề kháng cho gà, và ổn định lại đường ruột với men tiêu hóa cao tỏi TPs

→ AE trộn với nước cho gà uống trước và sau khi gà uống kháng sinh nhé.


Bước 2: sau khi cho gà uống bước 1 xong khoảng 4-6 tiếng, AE bắt đầu dùng kháng sinh tiêu diệt mầm bệnh

- Đối với gà đẻ AE dùng Flodoxy (florfenicol kết hợp doxycycline)

- Còn với gà thịt AE nên dùng Doxycylin kết hợp với Tylosin

Florfenicol là một loại thuốc kháng sinh điều trị các vi khuẩn ở đường hô hấp, làm vi khuẩn không tổng hợp được protein, khiến chúng ngừng sinh trưởng, nói vậy chắc AE hiểu, kiểu như làm cho bọn vi khuẩn không thể ăn uống được nữa.

Doxycycline sẽ tấn công qua lớp lipid của vi khuẩn và tiêu diệt hệ thống tổ hợp protein.

Tylosin là kháng sinh gây ức chế khả năng sinh trưởng của vi khuẩn MG rất tốt


Lưu ý:

• Vì vi khuẩn MG tồn tại trong môi trường bên ngoài rất lâu, nên từ khi phát hiện bệnh đến lúc xử lý hoàn toàn AE cần phun khử trùng mỗi ngày cả trong lẫn ngoài chuồng trại để tiêu diệt cả mầm bệnh bên ngoài.

• Đến ngày thứ 2-3 nếu gà không còn sốt thì AE có thể bỏ thuốc hạ sốt đi nhé.

• Vì mỗi nhà sản xuất lại để một loại tên thuốc khác nhau, nên bài viết chỉ ghi thành phần thuốc nhé! AE có thể dùng kháng sinh nguyên liệu hoặc ra tiệm thú y mua thuốc có chứa  thành phần đó. Sử dụng theo hướng dẫn của thú y hoặc nhà sản xuất.


4. Cách phòng chống Bệnh CRD ở Gà

Khi đàn gà mắc bệnh CRD thì thiệt hại cho AE là khá cao với tỉ lệ chết 10%, giảm tăng trọng 20%, giảm đẻ 20%, còn chưa tính đến chi phí thuốc thang, chi phí thức ăn trong mấy ngày điều trị. Nên AE luôn phải làm thật tốt khâu phòng bệnh thì năng suất nuôi gà mới cao được.

• Để phòng bệnh CRD thì đầu tiên AE cần tiêm phòng cho gà ở ngày thứ 28. Nếu là gà đẻ thì AE tiêm nhắc lại vào lúc 44 ngày và 127 ngày tuổi.

• Luôn giữ môi trường nuôi sạch sẽ, thông thoáng

• Phòng ngừa, tiêu diệt những con vật mang mầm bệnh trung gian như ruồi muỗi, chuột, gián, bọ ( muỗi dùng đèn, rồi chuột gián dùng bẫy )

• Cách ly hoặc loại bỏ luôn nhưng con gà còi cọc ốm yếu, vì đây là nhưng con mang mầm bệnh mãn tính, như quả bom hẹn giờ chỉ chờ cơ hội để bùng phát bệnh mà thôi. nên AE cần dứt khoát loại bỏ hoặc cách ly ( trước khi loại bỏ AE có thể mổ khám thử để biết mà phòng ngừa trước cho toàn đàn)

• Kiểm soát nền chuồng - không để nền chuồng ẩm ướt, vì ẩm ướt là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn phát triển. Có một số AE trong hội hiện đang làm nền chuồng theo cách này khá hiệu quả. AE có thể áp dụng vào những ngày mưa, ẩm ướt hoặc khu nào chăn nuôi nhiều dễ mắc bệnh. 

Thay vì trải 10 → 15cm trấu + men vi sinh làm nền gà trong 2 tháng thì AE trải 1 → 2cm và sử dụng trong 1 tuần. như vậy những mầm bệnh trong phân sẽ bị loại bỏ liên tục. Và không khí trong chuồng gà cũng tốt hơn rất nhiều. Phương pháp này sẽ tốn trấu hơn 1 chút, tốn nhân công hơn 1 chút nhưng rất hiệu quả trong việc phòng bệnh, nhất là những mùa mưa gió, ẩm thấp, bão bùng.

Chúc AE sớm chữa được bệnh cho đàn gà nhà mình!

Nuôi Gà ngày càng năng suất.

AE nhớ tham gia vào hội nhóm trên Facebook

để chia sẽ KY THUAT NUOI GA và nhận sự hỗ trợ của toàn thể AE nuôi gà nhé!

Facebook: 

HỘI NUÔI GÀ Việt Nam. Ƹ̴Ӂ̴Ʒ