Bệnh thiếu Vitamin E ở gà là một bệnh hết sức phổ biến. Bệnh đơn giản là do lúc chăn nuôi gà ăn thiếu chất nhưng hậu quả của nó để lại vô cùng to lớn. Sau đây chúng tôi sẽ chỉ ra các triệu chứng và phương pháp phòng bệnh và điều trị khi bà con chăn nuôi gặp phải căn bệnh kể trên.
1. Những dấu hiệu đặc trưng dễ nhận biết của bệnh thiếu Vitamin E ở Gà.
• Vitamin E có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động sinh dục nhất là đối với Gà trống, ngoài ra nó còn có tác dụng chống oxy hóa nên có thể bảo vệ vitamin A không bị phá hủy.
• Thiếu Vitamin E Gà giảm đẻ và giảm tỷ lệ thụ thai do đường sinh dục của gà trống và gà mái bị tổn thương đặc biệt ở gà trống dịch hoàn bị thoái hóa.
• Trứng đem ấp phôi thường chết vào ngày thứ 4.
• Ở gà con xuất hiện các triệu chứng thần kinh, rối loạn vận động, đi giật lùi hay chúi xuống đất, co giật nhanh, ngón chân co quắt. thường biểu hiện ở gà 2-4 tuần tuổi.
2. Hậu quả khi bệnh phát triển.
• Nếu kéo dài việc thiếu vitamin E ở gà có thể gà con bị chết, gà lớn bị teo tinh hoàn và buồng trứng.
• Gà con yếu ớt dễ bị tật, dễ chết khi tiếp xúc với bên ngoài kể cả với môi trường úm riêng biệt. Gà đẻ: Giảm tỉ lệ đẻ ở gà và trứng có tỉ lệ ấp nở kém.
• Gây thiệt hại lớn về kinh tế cho bà con chăn nuôi nếu không có biện pháp kịp thời khắc phục.
3. Nguyên nhân gây ra bệnh thiếu Vitamin E ở gà.
• Do trong khẩu phần trong thức ăn của gà bị thiếu vitamin E.
• Do tỷ lệ phối hợp các chất trong thức ăn không cân đối hoặc do pha trộn không đồng đều lượng premix có chứa vitamin E trong khẩu phần ăn.
• Do thức ăn có chứa dầu mỡ (axit béo) bị ôi thiu hay bị oxy hóa.
• Dùng axit Propionic bảo quản hạt ngũ cốc trong thức ăn cũng làm giảm vitamin E chứa trong hạt.
4. Cách chữa trị và phòng bệnh thiếu vitamin E ở Gà.
■ Phòng bệnh.
• Bổ sung vitamin E vào thức ăn hàng ngày theo định lượng.
- Gà con 30 - 60 UI (9-12mg) / kg Thức ăn.
- Gà giò: 25-50 UI (7-8mg)/ kg Thức ăn.
- Gà đẻ: 50-100 UI (15-17mg) / kg Thức ăn.
• Tránh bổ sung vào thức ăn những chất béo bị ôi thiu, nấm mốc. Nên bổ sung cho gà thực phẩm chứa nhiều vitamin E như các hạt nảy mầm, mạch nha, giá đỗ...
• Trong chăn nuôi quy mô lớn Thì nguồn cung cấp vitamin E là Premix, khi cần bổ sung vitamin nguyên chất thì nên cho Gà uống hoặc tiêm.
■ Điều trị.
• Tăng liều các premix phòng bệnh gấp 2-3 lần, liên tục 3-5 ngày.
• Dùng vitamin E hoặc ADE loại hòa tan trong nước pha cho uống hoặc tiêm.
- Liều uống 10mg/kg thể trọng/ngày, liên tục 3-5 ngày.
- Liều tiêm 5mg/kg thể trọng/ngày. Một tuần tiêm 1 lần, liên tục 3-4 tuần (vitamin ADE 500, tiêm 1cc/10 gà đẻ).
Trên đây là những kinh nghiệm em đã tổng hợp xin chia sẻ với các anh em. Để đóng góp thêm thông tin hoặc để để hỗ trợ thường xuyên anh em vui lòng Coment ở bên dưới hoặc Tham gia vào Link bên dưới để được chia sẻ nhiều kinh nghiệm hữu ích hơn...
Group chính thức của Hội Nuôi Gà Việt Nam trên Facebook:
https://www.facebook.com/groups/hoinuoigavn/
Xem thêm: 1. Các kỹ thuật Úm Gà mà bạn nên biết! Úm gà là giai đoạn đầu tiên, là giai đoạn mệt nhất và cũng có ảnh hưởng lớn nhất tới năng suất sau này. Vậy nên muốn nuôi được gà tốt thì phải biết úm gà thật chuẩn. xem thêm 2. Tổng hợp các Mẹo Nuôi Gà hay nhất 2018! Chăm hay không bằng tay quen! Đây là bài viết tổng hợp rất nhiều kinh nghiệm quý báu của anh em trong hội về chăn nuôi gà. Anh em tham khảo nhé! xem thêm 3. Tổng hợp tất cả các Bệnh Gà hay gặp và cách điều trị ! Phòng bệnh hơn chữa bệnh! nhưng khi gà bệnh rồi thì phải biết cách chữa. Đây là bài viết tổng hợp tất cả các bệnh thường gặp ở gà. Anh em xem biểu hiện của gà nhà mình rồi tìm đúng bệnh và cách điều trị hiệu quả nhé! xem thêm 4. Hướng dẫn cách "Làm Chuồng Gà" từ to đến nhỏ ! Làm chuồng gà như thế nào cũng rất quan trọng. Làm chuồng tốt sẽ phòng chống được nhiều bệnh tật và những lúc thời tiết khắc nghiệt. Chuồng mà chuẩn thì gà ít bị bệnh, lớn nhanh hơn...xem thêm |
Xem thêm: Cách úm Gà con mau lớn, không bị bệnh.
Xem thêm: kỹ thuật nuôi Gà.
Xem thêm: Các bệnh của Gà.
Xem thêm: Cách làm chuồng Gà.