Bệnh E. Coli Bại huyết

• E.coli là một bệnh cơ hội, rất hay ghép hoặc kế phát với các bệnh khác vì:

• Vi khuẩn E.coli thường có sẵn ở ruột gà khỏe mạnh

• Luôn có sẵn trong môi trường nuôi, thức ăn nước uống

Nên khi thời tiết thay đổi, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng không tốt, và sức đề kháng của gà giảm do mắc bệnh,... sẽ là điều kiện rất tôt cho vi khuẩn E.coli phát triển và gây bệnh.

Vì là bệnh dễ gặp, dễ mắc nên AE cần đọc kỹ bài viết dưới đây để phòng chống thật tốt nhé!

Hội Nuôi Gà Việt Nam
Hỗ trợ phía dưới màn hình

gà bị bệnh e coli

1. Biểu hiện Bệnh E. Coli Bại huyết

▬ Biểu hiện bên ngoài ▬Bệnh E. Coli Bại huyết

• Gà sốt cao, Ủ rũ, bỏ ăn nên gà bị gầy, khô chân, còi cọc

• Gà đi ỉa tiêu chảy, phân có chứa bọt khí là biểu hiện dễ nhận biết khi gà mắc bệnh E.Coli bại huyết.

• Vì E.Coli rất dễ ghép với các bệnh khác, đặc biệt là bệnh Hen CRD nên phân sẽ có những màu khác nhau, nhưng xuất hiện bọt khí lẫn trong phân.


▬ Biểu hiện bên trong ▬Bệnh E. Coli Bại huyết

Tạo bọt ở màng treo ruột, túi khí ở giai đoạn sơ nhiễm.

• Khi bị nặng sẽ tạo lớp màng Fibrin phủ kín màng treo ruột và màng của các cơ quan nội tạng khác như tim, gan, buồng trứng

• Trong ruột Gà và manh tràng xuất hiện nhiều bọt khí

• Gây thoái hóa ống dẫn trứng

ga bi benh e coli bai huyet

gà bị bệnh e cô li



2. Nguyên nhân Bệnh E. Coli Bại huyết

• Vi khuẩn E.Coli luôn có sẵn trong môi trường nuôi từ thức ăn nước uống đến chuồng trại.

• E.Coli có thể lấy qua trứng từ gà bố mẹ sang gà con

→ Chính vì vậy vi khuẩn E.Coli luôn có sẵn trong cơ thể gà. Khi thời tiết thay đổi, điều kiện chăm sóc kém, sức đề kháng của gà giảm do mắc các bệnh khác ...sẽ là cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn E.Coli bùng phát khiến gà mắc bệnh càng trầm trọng hơn.



3. Cách điều trị Bệnh E. Coli Bại huyết

Vì E.Coli rất dễ ghép với các bệnh khác, nhất là với bệnh Hen CRD, nên AE cần mổ khám để xác định đúng các bệnh gà đang mắc phải để có cách xử lý tốt nhất.

Mặt khác khi mắc E.Coli gà thường bị sốt, ủ rũ, còi cọc, sức đề kháng kém nên AE luôn phải điệu trị theo các bước dưới đây:

Bước 1: Hạ sốt, Tăng sức đề kháng, bồi bổ sức khỏe cho gà:

• Khử trùng chuồng trại , máng ăn máng uống tiêu diệt mầm bệnh bên ngoài môi trường

• AE có thể sử dụng Paracetamol + Vitamin C + Glucose + Vitamin K cho Gà uống trước khoảng 3 tiếng sau đó làm bước 2.


Bước 2:  Dùng kháng sinh, tiêu diệt mầm bệnh E.Coli

• Với Gà con AE có thể dùng các kháng sinh có thành phần sau: Lincomycin + Spectinomycin hoặc Gentamycin + Tylosin 

• Với gà to AE dùng thuốc có thành phần Lincomycin + Spectinomycin kết hợp với thuốc có thành phần Flofenicol + Doxycinlin hoặc Gentamycin + Tylosin

→ Cho uống hoặc tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc bác sĩ thú y, Ghép với bệnh gì chúng ta sử dụng kháng sinh với bệnh đó


Bước 3: Ổn định lại hệ thống tiêu hóa , thải độc gan thận:

• AE có thể sử dụng các thuốc giải độc gan thận kết hợp với các chất axit hữu cơ, men tiêu hóa cao tỏi của TPs. 

→ Axit hữu cơ Megacid L giúp ngăn chặn tích tụ tinh thể muối Urat trong thận gà, đồng thời cân bằng độ PH lý tưởng trong ruột Gà để các vi khuẩn gây bệnh cho gà như E.Coli, Samonella, Mycoplasma,... khó lòng mà phát triển được, còn các vi khuẩn có lợi cho tiêu hóa và hấp thụ thức ăn cho Gà phát triển tốt.

→ Men cao tỏi TPs sẽ bổ sung thêm lượng vi khuẩn có lợi vào trong ruột gà, các vi khuẩn này giúp Gà tiêu hóa và hấp thụ thức ăn tốt hơn. Ngoài ra, còn bổ sung vào cơ thể Gà một lượng kháng sinh tự nhiên có trong tỏi, có tác dụng ức chế rất nhiều loại vi rút vi khuẩn, phòng bệnh cho Gà rất tốt.

→ 2 sản phẩm này tuy là của 2 công ty khác nhau, nhưng kết hợp với nhau thì rất hiệu quả. Trở thành cặp đôi hoàn hảo cho rất nhiều AE trong Hội nuôi gà hiện nay.

Lưu ý: Liệu trình áp dụng trong 3-5 ngày, có thể sáng cho uống thuốc bổ - đầu giờ chiều làm kháng sinh - gần tối làm bước 3. Gà hết sốt có thể bỏ thuốc hạ sốt đi AE nhé.


4. Cách phòng bệnh E.Coli

• Kiểm soát mầm bệnh ở ngoài môi trường bằng cách phun khử trùng định kỳ 1 lần / tuần

• Kiểm soát nguồn nước , nên pha thêm Axit hữu cơ Megacid L hoặc Men Cao tỏi TPs vào nước cho Gà uống trong suốt quá trình nuôi, Vì chúng sẽ tạo ra môi trường tốt cho vi khuẩn có lợi trong ruột gà , mặt khác sẽ kìm hãm các vi khuẩn gây bệnh như E.Coli , Salmonella, MycoPlasma,...

• Xử lý phân thải ra và nền chuồng bằng cách thay thế lót chuồng nếu thấy mùi quá nhiều hoặc sử dụng men vi sinh.

• Dùng một trong các loại kháng sinh có thành phần sau để uống phòng định kỳ: Amoxicillin, Enrofloxacin, Fosfomycin, Oxytetracyclin, Cefalexin


hội nuôi gà việt nam

AE nhớ tham gia vào hội nhóm Facebook để nhận được nhiều chia sẻ hơn nhé!

https://www.facebook.com/groups/hoinuoigavn/

*** Hội nuôi gà Việt Nam là diễn đàn trao đổi kiến thức, kinh nghiệm KY THUAT NUOI GA  để cùng nhau chăn nuoi ga hiệu quả cao