Bệnh ký sinh trùng đường máu

• Bệnh ký sinh trùng đường máu hay còn gọi là bệnh sốt rét trên Gà do kí sinh trùng đơn bào Leucocytozoon gây ra

• Bệnh lây truyền qua muỗi vằn, dĩ, và xảy ra quanh năm nhưng phát triển mạnh vào lúc thời tiết nóng ẩm, vì lúc đó lượng ruồi muỗi cũng phát triển mạnh

• Bệnh có tỷ lệ lây nhiễm và chết rất cao nếu AE không xử lý kịp thời.

→ Chính vì mức độ thiệt hại, cũng như nguy hiểm của bệnh nên AE cần đọc kỹ cách điều trị cũng như phòng chống dưới đây nhé

Hội Nuôi Gà Việt Nam
Hỗ trợ phía dưới màn hình

1. Những biểu hiện điển hình Bệnh ký sinh trùng đường máu

▬ Biểu hiện bên ngoài ▬

• Gà sốt cao, giảm ăn, mào tích nhợt nhạt

• Tiêu chảy phân xanh lá , xanh nõn chuối

phân gà màu xanh bênh gì cách chữa trị bệnh ký sinht rùng đường máu

• Gà gầy dần rồi chết, thường chết vào ban đêm

• Gà đẻ trứng non hoặc vỏ dầy, trứng có kích thước bé hơn bình thường.

bệnh ký sinh trùng đường máu cho gà, nguyên nhân và cách điều trịgà bị ký sinh trùng đường máu

▬ Biểu hiện bên trong ▬

• Máu khó không hoặc không đông

• Cơ đùi, cơ ngực xuất huyết - giống với Gumboro, nhưng Gum là xuất huyết thành vệt, còn ký sinh trùng máu là đinh ghim

bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà

• Gan sưng to, xuất huyết nhưng không lõm xuống như bệnh đầu đen. Xuất huyết lấm tấm chứ không thành ổ như bệnh đầu đen.

2. Nguyên nhân Bệnh ký sinh trùng đường máu

• Bệnh ký sinh trùng máu hay còn gọi là bệnh sốt rét là do ký sinh trùng Leucocytozoon gây ra.

• Bệnh được lây truyền qua các con vật trung gian như muỗi, dĩn.

• Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng nhiều nhất vẫn rơi vào khoảng từ tháng 2 đến tháng 7, lúc thời tiết nóng ẩm, ruồi muỗi phát triển mạnh.

gà bị ký sinh trùng máu

• Khi bị muỗi đốt, dĩn đốt, ký sinh trùng sẽ đi vào đường máu, sinh sản vô tính phá vỡ các hồng cầu ( nguyên nhân máu khó đông , không đông)

• Sau đó mầm bệnh sẽ đi đến các cơ quan như gan , thận, lách (quả tối), gây xuất huyết, sưng, viêm.

 • Bệnh có tỷ lệ lây nhiễm cao nếu không phát hiện và tiêu trừ muỗi dĩn kịp thời.

• Tỷ lệ chết của bệnh cũng lên tới 75% - Tỷ lệ Giảm đẻ cũng khủng lên tới 65% năng xuất

• Khả năng hồi phục sau khi bị bệnh cũng rất chậm thường mất khoảng 2 tuần đến 1 tháng nếu chăm sóc tốt

→ Mức độ thiệt hại tính sơ qua từ chi phí thức ăn, mức độ tăng trọng hoặc thiệt hại về trứng đều rất lớn. Nên AE cần làm tốt khâu điều trị cũng như phòng chống dưới đây nhé!

3. Cách điều trị Bệnh ký sinh trùng đường máu

Để điều trị bệnh hiệu quả nhất, AE cần làm theo các bước dưới đây:

Bước 1: Tiêu diệt, thanh trừ muỗi dĩn, để bệnh không lây lan.

• AE phun thuốc diệt trừ ruồi muỗi, sau đó lắp đèn bắt muỗi cho chuồng gà

• Kết hợp phun thuốc sát trùng để loại bỏ các vi khuẩn có thể gây bệnh kế ghép khác

• Loại bỏ vũng nước bẩn hoặc rắc vôi vào các khu vực muỗi có thể sinh sản như cống rãnh.

đèn bắt muỗi máy bắt muỗi cho trang trại

Bước 2: Xử lý triệu trứng cấp bách của Gà

• Đầu tiên AE cần hạ sốt cho Gà bằng Paracetamol

• Kết hợp cầm máu với vitamin K và tăng sức đề kháng C + Bcomplex ( Bcomplex AE có thể dùng hàng của Agriviet nhé! tốt nhất )

→ AE có thể làm buổi sáng để gà ổn định sau đó mới đánh kháng sinh  

Bước 3: Đánh kháng sinh điều trị bệnh.

•  Sau 4-6h AE cho Gà uống thuốc thành phần kháng sinh Sulfamonomethosine hoặc Sulfadimithoxine, liều lượng sử dụng theo nhà sản xuất.

→  AE làm bước 2 và bước 3 liên tục trong 3→5 ngày nhé!

4. Cách hồi phục cho đàn gà và phòng bệnh kí sinh trùng máu

Sau một liệu trình dài làm kháng sinh cũng như sốt cao do bị bệnh, cơ thể Gà đã suy kiệt, AE cần ổn định lại hệ thống tiêu hóa và chức năng gan thận cho Gà.

• Ổn định đường tiêu hóa bằng Megacid L kết hợp với Men tiêu hóa sống cao tỏi TPs.

men cao tỏi TKS và axit hữu cơ megacid L

Megacid L là axit hữu cơ giúp làm giảm nồng độ PH trong ruột gà xuống dưới 3,5. Điều này có tác dụng giúp các vi khuẩn có lợi như Lacto, Bifi phát triển tốt còn những vi khuẩn có hại như E.coli, Samonella ( sống trong PH > 4 ) không phát triển được

Men tiêu hóa cao tỏi TPs  là để bổ sung các vi khuẩn có lợi giúp gà tiêu hóa hấp thụ thức ăn tốt hơn như Bacillus, Lacto,... Vì khi làm kháng sinh đã khiến phần lớn các vi khuẩn này bị chết theo. Chính vì vậy AE cần bổ sung men tiêu hóa vào ruột gà là điều cần làm.

Còn tại sao chọn men cao tỏi của TPs thì đây là loại Men hiếm hoi và được AE đánh giá cao. Kết hợp với Megacid L thành cặp đôi hoàn hảo giúp ổn định hệ tiêu hóa, phòng trừ các bệnh tiêu hóa như E.coli, Samonella, ...và giúp gà hấp thụ thức ăn tốt hơn

• Tiếp theo AE cho gà uống thêm các chất bổ trợ Bcomplex, C, K và thuốc giải độc gan thận cho Gà nữa nhé!

 • Để bệnh ký sinh trùng máu không tái phát hoặc không có cơ hội lây nhiễm thì AE chỉ cần làm các cách thanh trừ, tiêu diệt được muỗi và dĩn là xong.

• Chủ động phun thuốc diệt muỗi định kỳ nhất là vào tháng 2 → tháng 7 thời tiết nóng ẩm thuận lợi cho muỗi phát triển

khử trùng chuồng trại gà

• Sử dụng đèn bắt muỗi xung quanh chuồng gà để bắt muỗi hàng đêm.

• Rắc vôi bột vào cống rãnh, vũng nước để muỗi không sinh sản được.

• Loại bỏ chum vại, hoặc đậy kín các bình chứa nước lại.

• Phun khử trùng định kỳ trong và ngoài chuồng trại để loại bỏ vi khuẩn và các ký sinh trùng . Trong thời điểm nhạy cảm có thể 3 ngày 1 lần hoặc 1 tuần 1 lần, tùy mức độ AE nhé. (không phun vào nền nếu AE dùng men rắc chuồng, vì làm phun sát trùng vào cũng làm chết men)

• Cách ly những con gà còi cọc, ốm yếu, liệt chân, liệt cánh, để theo dõi hoặc loại bỏ. Tránh nuôi cùng cả đàn, rất dễ lây truyền bệnh cho các con gà khác.

Trên đây là tất tần tật kinh nghiệm của AE nuôi gà và những AE trong nghề Thú Y chia sẻ về bệnh ký sinh trùng đường máu.

*** Hội nuôi gà tổng hợp kiến thức và kinh nghiệm về KY THUAT NUOI GÀ giúp ae chăn nuoi ga có hiệu quả ***

Nếu có kinh nghiệm hay cần bổ sung hoặc có vấn đề gì không hiểu, AE nhắn tin ở mục "HỖ TRỢ" phía dưới màn hình hoặc tham gia vào Hội trên Facebook:

 https://www.facebook.com/groups/hoinuoigavn/

Chúc AE một ngày mới tốt lành!