Gà bị Coryza ( sổ mũi truyền nhiễm)

• Bệnh Coryza hay còn gọi là bệnh sổ mũi truyền nhiễm trên Gà.

• Đây là bệnh thường gặp trên gà, nhất là những trại nuôi gà số lượng nhiều.

• Bệnh do vi khuẩn gây ra và bùng phát do môi trường quá nhiều mùi hôi khí độc H2S, NH3

• Gà thường mắc bệnh lúc 2 - 3 tháng tuổi, hay ghép với bệnh Hen CRD và E.Coli nên điều trị là phải điều trị 3 bệnh luôn.

 

Hội Nuôi Gà Việt Nam
Hỗ trợ phía dưới màn hình

1. Biểu hiện khi Gà bị Coryza

▬ Dấu hiệu bên ngoài ▬

• Chảy nước mắt nước mũi, tắc mũi

• Gà hay lấy chân gãi vào mắt do viêm mắt

• Gà có biểu hiện hen, lưỡi thâm, hơi thở ra có mùi thối.

• Sưng phù đầu, phù mặt.


▬ Biểu hiện bên trong ▬

• Mắt gà có kén màu vàng

• Xoang mũi xuất hiện kén

→ Đây là biểu hiện điển hình khi gà bị Coryza, tạo kén trong xoang mắt xoang mũi.



2. Nguyên nhân khiến Gà bị Coryza

• Bệnh sổ mũi Coryza do vi khuẩn Haemophillus Paragallinnarum Gram âm gây ra.

• Vi khuẩn gây bệnh trên đường hô hấp của Gà.

• Bệnh phát triển và bùng phát khi mùi hôi chuồng ở mức cao, khí độc H2S, NH3 làm chết lớp màng bảo vệ trong đường hô hấp của gà, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn tấn công và xâm nhập vào cơ thể gà.

• Gà bị Coryza thường hay ghép với các bệnh Hen , bệnh E.Coli, vì 2 loại vi khuẩn này cũng luôn thường trực trong môi trường chăn nuôi gà. Chì chờ điều kiện thuận lợi và sức đề kháng của gà yếu đi là chúng tấn công gây bệnh cho gà ngay.


3. Cách điều trị khi Gà bị Coryza

Bệnh Coryza do vi khuẩn gây ra nên chúng ta dùng kháng sinh để điều trị nhé!

• AE mổ khám mà phát hiện thêm các bệnh ghép thì cứ nhắn tin lại, AE trong hội sẽ hướng dẫn bạn liệu trình điều trị. Còn với bệnh Coryza sẽ đi kèm bệnh hen CRD và E.Coli thì chúng ta sẽ điều trị theo liệu trình sau:


Bước 1: Làm sạch môi trường và tăng sức đề kháng cho Gà

• Việc đầu tiên AE phải xử lý là giảm mùi hôi, khí độc trong chuồng bằng cách: rắc men bổ sung, hoặc thay lớp lót mới.

• AE có thể thiết kế sạp đậu hình thang cho gà, để gà đậu trên cao mà ngủ, hạn chế nằm dưới nền chuồng, hít phải mùi hôi khí độc nhiều dễ bị bệnh.

• Phun khử trùng xung quanh chuồng trại để tiêu diệt mầm bệnh bên ngoài, không phun lên nền chuồng vì chúng ta đang rắc men ở đó.

• Pha thuốc bổ trợ Bcomplex + Long đờm Brohexim + Hạ sốt Paracetamol  cho gà uống. Pha lượng nước vừa đủ cho gà uống hết trong 2 tiếng.

→ Làm bước này vào đầu giờ sáng


Bước 2: Tiêu diệt vi khuẩn trong cơ thể gà

→ Đến đầu giờ chiều, sau khi làm bước 1 khoảng 3-4 tiếng, AE bắt đầu dùng kháng sinh để điều trị bệnh cho gà.

• AE sử dụng Tilmicosin + Flofenicol + Sulfamono cho gà uống. Pha lượng nước đủ để gà uống hết trong 30 phút.

• Những con nặng AE có thể tiêm Tiêm Amox hoăc Ceftiofu trực tiếp vào cơ thể gà.

→ Liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Bước 3: Ổn định đường tiêu hóa cho gà.

• Khi gà uống kháng sinh cũng sẽ vô tình tiêu diệt các vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa của gà, và làm hại đến chức năng gan thận. Chính vì vậy, sau khi cho gà uống kháng sinh khoảng 3-4 tiếng ở bước 2. AE cho gà uống những thuốc bổ trợ sau:

• Giải độc gan thận + Men tiêu hóa cao tỏi + axit hữu cơ megacid L pha vào nước đủ cho gà uống hết trong 2 tiếng.

→ Bước này AE có thể làm vào cuối giờ chiều. ngoài thời gian uống thuốc thì AE cho gà uống nước sạch bình thường.


►►► AE làm 3 bước trong 5 ngày, nghỉ 3 ngày, làm lại 3 ngày, gà sẽ khỏi. 


4. Cách phòng bệnh Coryza trên Gà.


• Để phòng bệnh Coryza và các bệnh hô hấp khác, AE cần làm tốt khâu môi trường sống của GÀ. 

• Sử dụng men rắc chuồng, có thể dùng hàng TPs có cả loại bột và loại lỏng, phun bổ sung rất tiện

• Làm sạp đậu hình thang cho gà, giúp gà ngủ trên cao, hạn chế tiếp xúc với nền chuồng, gà ít hít phải khí độc mùi hôi cũng sẽ ít mắc các bệnh về hô hấp hơn.

• Theo dõi thời tiết, nhất là những lúc trời mưa bão ẩm ướt, tránh làm ướt nền chuồng, vi khuẩn phát triển mạnh.

• Bố trí quạt thông gió. điểu khiển dòng không khí lưu thông trong chuồng gà

• Sử dụng men tiêu hóa cao tỏi của TPs kết hợp với megacid thường xuyên, giúp gà hấp thụ hết chất dinh dưỡng trong thức ăn, phân thải ra cũng ít mùi hôi.

Trên đây là tất cả kiến thức cơ bản về Gà bị Coryza! Trong bài viết có gì không hiểu, hoặc nhà bạn bệnh ghép phức tạp hơn thì cứ nhắn tin ở mục hỗi trợ nhé!

Nuôi gà không khó, chỉ là nhiều kinh nghiệm hay ít kinh nghiệm mà thôi, hi vọng hội sẽ luôn là nơi tổng hợp kinh nghiệm và chia sẻ nó tới tất cả AE nuôi gà trên toàn quốc.

Chúc AE một ngày mới tốt lành!