Bệnh Cầu Trùng ở Gà

• Cầu trùng là một bệnh phổ biến trong chăn nuôi gà, tuy tỉ lệ nhiễm bệnh và tỉ lệ chết không quá cao, nhưng bệnh kéo dài làm giảm sức lớn của đàn gà rất nhiều.

• Khi bị nhẹ Gà ị phân sáp có màu nâu , rất hôi ( AE thường gọi là cứt gà la sát)

• Khi bị nặng phân gà lẫn máu, do ruột bị viêm nặng, gà ủ rũ, mào tích tái nhợt

• Bệnh lây nhanh khi chuồng ẩm ướt vì mầm bệnh thường tồn tại trong phân và chất độn chuồng.

 

(Đang cập nhật ...)
(Đang cập nhật ...)
Hỗ trợ phía dưới màn hình

Bài viết này được tổng hợp từ kinh nghiệm của rât nhiều AE nuôi gà cũng như AE trong ngành thú y, hi vọng sẽ giúp được AE nuôi Gà hiệu quả hơn.


1. Biểu hiện Bệnh Cầu Trùng ở Gà như thế nào?

♦ Biểu hiện bên ngoài Bệnh Cầu Trùng ở Gà :

• Gà Ủ rũ , lười đi lại, ăn ít, uống nhiều nước, bệnh cầu trùng ở gà dễ phát hiện và nhận biết qua phân

• Với thể cầu trùng manh tràng ( thường hay xảy ra): Phân có lẫn máu tươi do vi khuẩn làm tổ và phát triển quá mạnh trong manh tràng làm vỡ mạch máu gây lên, hậu môn dính máu, mào tích tái nhợt do thiếu máu.

• Với thể cầu trùng ruột non: lúc đầu gà ị ra phân sống, phân nhớt , sau đó chuyển sang màu nâu có mùi hôi thối ( hay còn gọi là cứt gà la sát), cuối cùng sẽ lẫn máu có màu nâu đỏ giống máu cá.



♦ Biểu hiện bên trong khi mổ gà ra khám :

• Khi mổ khám kiểm tra gà bị cầu trùng thì ở 2 mạnh tràng của gà chứa nhiều máu căng phồng, máu sẽ dần dần khô và đóng lại trong manh tràng của gà trong giai đoạn cuối.

• Ở ruột non bị xuất huyết, chứa nhiều máu lẫn bên trong, có thể xuất hiện ổ xuất huyết trên thành ruột.


2. Gà bị mắc bệnh Cầu trùng như thế nào?

• Mầm bệnh cầu trùng tồn tại trong nền chuồng do phân những con gà nhiễm bệnh thải ra, khi gặp điều kiện thuận lợi như ẩm ướt chúng sẽ phát triển mạnh hoặc khi gà ăn thức ăn rơi vãi trong nền chuồng có dính khuẩn thì mầm bệnh sẽ đi vào cơ thể gà và phát triển nhanh chóng trong manh tràng và ruột non của gà.


3. Cách điều trị dứt điểm Bệnh Cầu Trùng ở Gà :

• Nếu phát hiện được sớm, AE cách ly những con bị bệnh ra để điều trị riêng là tốt nhất, vừa đỡ tiền thuốc thang cho cả đàn vì thuốc cầu trùng cũng khá đắt, vừa đỡ lây bệnh sang những con khỏe mạnh khác.

• Cầu trùng là bệnh do ký sinh trùng gây ra nên AE điều trị bằng kháng sinh là hiệu quả - AE có thể sử dụng Cầu trùng Năm Thái ( hãng này được AE trong nghề đánh giá khá cao), hướng dẫn sử dụng theo nhà sản xuất ghi trên bao bì nhé.

• Hoặc nếu là trại lớn AE có thể dùng kháng sinh nguyên liệu, một số kháng sinh hiệu quả với cầu trùng là: oltrazuzin, Amprodium, Mono sunfadiazin

• Để trị dứt điểm bệnh cầu trùng, ngoài cho uống kháng sinh , AE cần phun sát trùng chuồng trại hoặc thay lớp lót chuồng mới để tiêu diệt dứt điểm hết mầm bệnh còn đang lẫn trong phân và lớp lót chuồng, sân chơi,... AE có thể phun sát trùng 2 lần/ ngày trong thời gian điều trị bệnh.

♦ Lưu ý: Sau khi điều trị cầu trùng một thời gian dài bằng kháng sinh , AE cần tăng sức đề kháng, giải độc gan thận và "làm lại" hệ thống tiêu hóa cho gà. Giải độc gan thận thì AE có thể mua ở tiệm thú y, Bổ sung hệ vi khuẩn có lợi trong ruột gà bằng men tiêu hóa TPs, kết hợp với axit hữu cơ thì càng tốt ( Megacil L)


4. Cách phòng Bệnh Cầu Trùng ở Gà hiệu quả:

Vì mầm bệnh chủ yếu tới từ nền chuồng và lây qua đường tiêu hóa, nên để phòng bệnh cầu trùng thì AE có những biện pháp sau:

• Luôn giữ nền chuồng khô ráo, nếu lỡ bị ẩm , dột nước, đổ nước, AE cần thay luôn và khử trùng khu vực đó, vì môi trường ẩm ướt rất lý tưởng cho vi trùng vi khuẩn phát sinh, không chỉ mỗi bệnh cầu trùng.

• Sân chơi nên thiết kế thoát nước nhanh, không đọng nước, tốt nhất nên trải cát khoảng 10 đến 20cm vừa ko ẩm ướt, vệ sinh dễ dàng, loại bỏ rận mạt, ít mùi hôi, .... 

• Khử trùng chuồng trại định kỳ 1 tuần/ lần cả trong lẫn ngoài để loại bỏ mầm bệnh, ký sinh trùng.

♦ Lưu ý: AE đọc bài viết có chỗ nào không hiểu thì cứ nhắn tin vào mục hỗ trợ phía dưới màn hình nhé, hoặc tham gia vào hội trên facebook để chia sẻ kinh nghiệm KY THUAT NUOI GA với tất cả AE nuôi gà trên toàn quốc.

HỘI NUÔI GÀ Việt Nam. Ƹ̴Ӂ̴Ʒ