Bệnh Cúm Gia Cầm ( H5N1, H7N2,...)

Biểu hiện Cúm gia cầm cũng khá giống với một số bệnh như Newcastle , Gumboro, Tụ Huyết Trùng , AE cần phân biệt rõ nhé:

• Cúm gia cầm: xuất huyết gần như tất cả các cơ quan

• Newcastle: cũng xuất huyết tràn lan nhưng lại không xuất duyết dưới da chân

• Tụ huyết trùng: Gan hoại tử điểm, đốm hoa ( Cúm không gây hoại tử gan, chỉ xuất huyết bề mặt)

• Gumboro: Túi Fabricius xưng to (cúm không gây xưng túi Fabricius), viêm xuất huyết ở cuống mề

(Đang cập nhật ...)
(Đang cập nhật ...)
Hỗ trợ phía dưới màn hình

Bệnh Cúm gia cầm là một trong những bệnh nguy hiểm nhất ở gà. Tỷ lệ chết 100%, chết nhanh, và có quá nhiều biến chủng khác nhau. Tốc độ lây lan chóng mặt, lây chéo qua người và nhiều loài động vật khác, nên cứ phát hiện ra là anh em xác định tiêu hủy, cách ly chuồng trại ngay lập tức.

gà bị cúm gia cầm

Vì Cúm Gia Cầm là bệnh có thể khiến anh em mất trắng, thậm trí còn lây nhiễm sang người gây nguy hiểm đến tính mạng, nên Hội sẽ cố gắng tập hợp những kinh nghiệm phát hiện , xử lý, cũng như phòng tránh tốt nhất cho anh em.

ga bi cum gia cam

Biểu hiện Cúm gia cầm cũng khá giống với một số bệnh như Newcastle , Gumboro, Tụ Huyết Trùng nên AE cần đọc kỹ phần Biểu hiện để phân biệt và đưa ra cách xử lý đúng đắn nhất.


1. Biểu hiện của Gà khi bị cúm:

• Biểu hiện bên ngoài:

biểu hiện khi gà bị cúm gia cầm

• Thời gian Ủ bệnh Cúm có thể từ vài giờ đến 28 ngày, rất khó xác định

• Khi bị bệnh Gà sốt cao, Ủ rũ xù lông, đứng tụm một chỗ

• Xưng phù đầu, mắt xưng huyết do viêm, chảy nước mắt

Mào thâm , da tím tái

Chân gà xuất huyết có màu đỏ dưới vẩy

• Chảy nước dãi ở miệng

Lưu ý: Với chim hoang, vịt nhà, và gà thả vườn sẽ có biểu hiện ko rõ nét và cụ thể như gà nuôi trại, gà công nghiệp, gà tây,...



• Biểu hiện bên trong:

Virut cúm đi vào trong cơ thể và phát triển gà từ đường hô hấp, sau đó đi theo đường máu gây viêm khắp các cơ quan nội tạng và dưới da của Gà, Anh em có thể xem những biểu hiện đặc trưng dưới đây.

bieu hien khi ga bi cum gia cam

• Xuất huyết khí quản, cả trong lẫn ngoài

• Xuất huyết toàn bộ đường ruột non, mề

• Xuất huyết dưới da, da chân, da ức

• Xuất huyết mắt, mào

• Xuất huyết trên bề mặt các cơ quan nội tạng như gan , thận,  tim, mỡ bụng,...



2. Phân biệt giữa cúm gia cầm và một số bệnh khác

Bệnh Cúm gia cầm có biểu hiện bệnh tích khá giống với các bệnh New, Gum, Tụ huyết trùng nên anh ae cần phân biệt ở những đặc điểm khác nhau dưới đây.

• Cúm gia cầm: xuất huyết gần như tất cả các cơ quan

• Newcastle: cũng xuất huyết tràn lan nhưng lại không xuất duyết dưới da chân

• Tụ huyết trùng: Gan hoại tử điểm, đốm hoa ( Cúm không gây hoại tử gan, chỉ xuất huyết bề mặt)

• Gumboro: Túi Fabricius xưng to (cúm không gây xưng túi Fabricius), viêm xuất huyết ở cuống mề

ga bi benh cum gia cam va cach xu ly


3. Cách Phòng bệnh cúm gia cầm khi chưa có dịch xảy ra.

• Cúm gia cầm là bệnh quá nguy hiểm, dễ lây lan từ người, chim hoang, và lây nhiễm với tốc độ cực nhanh. Phát hiện dịch là phải tiêu hủy cả đàn, thậm chí ảnh hưởng rộng rãi trong cả khu vực nên cách tốt nhất là AE  làm vacxin cúm cho đàn gà nhà mình theo lịch dưới đây.

lịch làm vắc xin trên gà

• Ngoài ra, AE cũng nên làm mô hình chăn nuôi khép kín, hạn chế người ra vào, chim hoang chuột bọ ruồi muỗi không những phòng bệnh cúm gia cầm mà còn nhiều căn bệnh khác.

Tạo môi trường nuôi tốt nhất cho gà, tránh ô nhiễm, vũng ướt, bí khí, khử trùng chuồng trại định kỳ cả trong lẫn ngoài.


4. Cách xử lý khi nằm trong vùng có dịch:

Khi gà nhà mình mà dính cúm thì AE đừng cố bán tháo bán chạy, thu lại cũng chả được bao nhiêu nhưng thiệt hại lại rất lớn, Anh em nên báo cho chính quyền để có thể dập dịch một cách nhanh nhất. Thua keo này ta bày keo khác, người còn, kinh nghiệm vẫn đó lo gì phải không ạ.

Khi gà AE chưa bị dính cúm gia cầm nhưng lại nằm trong vùng có dịch thi AE cần làm những biện pháp dưới đây:

1. Bế quan tỏa cảng: Cách ly nghiêm ngặt người ra vào chuồng trại. Tránh mang mầm bệnh vào đàn nhà mình. Phòng ngừa chuột bọ ruồi muỗi chó mèo và nhất là chim hoang.

2. Khử trùng chuồng trại hàng ngày ( nên làm vào buổi tối), rắc vôi bột xung quanh chuồng và lối đi

3. Cách ly loại bỏ những con gà còi cọc ốm yếu hoặc có biểu hiện bệnh

4. Tăng sức đề kháng cho đàn gà bằng cách cho uống thuốc bổ hoặc bổ sung tỏi nghệ ( kháng sinh tự nhiên) cho gà

ga bị bệnh cúm gia cầm

Hy vọng những kinh nghiệm KY THUAT NUOI GA được chia sẻ trên hội sẽ có ích cho AE, để anh em chăn nuôi và gậy dựng sự nghiệp trên chính mảnh đất quê hương mình. AE đừng quên Hội luôn có khung chát hỏi đáp phía dưới và hội nhóm chia sẻ kinh nghiệm trên Facebook. AE nhớ tham gia ở link phía dưới nhé

https://www.facebook.com/groups/hoinuoigavn/