Bệnh Thương Hàn ở Gà (Bạch lỵ)

• Đối với Gà con thì gọi là bệnh Bạch Lỵ, phân dính xung quanh hậu môn và bít kín hậu môn, Bụng chướng, phình to khiến gà chết nhanh.

• Gà lớn bị ỉa chảy, phân có màu trắng phớt vàng

• Gan bị hoại tử có nốt như đinh kim, viêm loét ở ruột

• Bệnh thương hàn có thể lây dọc từ gà bố mẹ sang con

• Có thể lây qua môi trường, chủ yếu là phân vì vi khuẩn thương hàn tồn tại rất lâu trong môi trường

▬ HỘI NUÔI GÀ VIỆT NAM ▬

(Đang cập nhật ...)
(Đang cập nhật ...)
Hỗ trợ phía dưới màn hình


Bệnh thương hàn là do vi khuẩn Samonella gây ra với 3 chủng gây bệnh chủ yếu là:

  - Salmonella Gallinarum: gây bệnh thương hàn trên gà lớn và gà con.

  - Salmonella Typhimurium: gây bệnh phó thương hàn trên gà con và gà lớn.

  - Salmonella Pullorum: gây bệnh bạch lỵ trên gà con 3 tuần tuổi.

Vi khuẩn thương hàn tồn tại rất lâu trong môi trường và có thể truyền từ gà giống bố mẹ sang, nên tỷ lệ lây nhiễm khá cao, dễ bùng phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Nên AE đọc kỹ bài viết dưới đây để nhận biết và phòng chống hiệu quả nhất nhé!


1. Biểu hiện Bệnh Thương Hàn ở Gà

▬ Biểu hiện bên ngoài ▬Bệnh Thương Hàn ở Gà

• Gà con: bị ỉa chảy, phân có màu trắng phớt vàng , Phân dính xung quanh hậu môn và làm bít kín hậu môn của gà con lại. Bụng gà xệ xuống do tích nước và lòng đỏ không tiêu, có màu vàng xám, mùi hôi thối. Đây là biểu hiện đặc trưng của bệnh trên Gà Con

gà bị bệnh thương hàn

• Gà Lớn: Bị ỉa chảy, Phân nhớt màu vàng. Gà Ủ rũ bỏ ăn, chết đột ngột do bị viêm ở các cơ quan nội tạng ( do nhiễm trùng máu)

• Gà Đẻ: Giảm đẻ đột ngột, Vỏ trứng xù xì, Lòng đỏ trứng có máu.

ga bi banh thuong han


▬ Biểu hiện bên trong (bệnh tích) ▬Bệnh Thương Hàn ở Gà

• Gà con: Biểu hiện điển hình là lòng đỏ không tiêu, có màu xanh hoặc vàng xám, có mùi hôi. Gàn bị hoại tử có nốt như đinh ghim

gà bị bệnh thương hàn và cách điều trị

• Gà Lớn, gà đẻ: Gan bị hoại tử đinh ghim rất rõ là biểu hiện điển hình của bệnh khi gà bị thường hàn. Ngoài ra Cơ tim, Mề, Phổi, Ruột đều bị hoại tử, đặc biệt là ruột non có vết nở loét trên bề mặt. Gà đẻ buồng trứng bị hoại tử, phôi trứng biến dạng nổi rõ mạch máu, ống dẫn trứng viêm xuất huyết.


2. Nguyên nhân Bệnh Thương Hàn ở Gà

• Vi khuẩn thương hàn (Samonella GTP) có sức đề kháng rất cao trong môi trường, vì thế nên chúng có thể sống rất lâu trong nền chuồng, có thể lên tới 1-2 năm.

• Ngoài ra chúng có thể lây dọc từ đường bố mẹ và lây nhiễm từ môi trường tự nhiên như phân của những con gà mắc bệnh mãn tính thải ra hàng ngày. Nên tỷ lệ gà bị nhiễm Thương Hàn đều là rất cao nếu như không quản lý môi trường chuồng trại tốt.

• Sau khi đi vào cơ thể, vi khuẩn đi vào đường máu gây nhiễm trùng huyết, làm lá lách xưng to viêm loét ở ruột, gà bị tiêu chảy nặng, phân bết và bịt kín ở hậu môn, một số gà con sẽ chết ở giai đoạn này.

Số còn lại sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính, viêm hoại tử ở các cơ quan nội tạng, rõ nét nhất là Gan. Khi gặp điều kiện thuận lợi như vận chuyển, gà Stress do thời tiết, nóng lạnh đột ngột, ẩm ướt,... Sức khỏe và đề kháng của Gà giảm khiến bệnh bùng phát và chuyển sang giai đoạn cấp tính, khiến gà bị chết.

• Đa phần gà giống bị nhiễm thương hàn từ bố mẹ đều bị chết khi mới nở ra. Nên một số AE làm giống, nuôi Gà đẻ chú ý nhé!


3. Cách điều trị Bệnh Thương Hàn ở Gà

Khi phát hiện gà bị thương hàn, AE cần làm theo các bước sau để điều trị nhé liệu trình 3-5 ngày:

Bước 1: Cách ly - Khử trùng tiêu diệt mầm bệnh bên ngoài

• Cách ly luôn những con ốm yếu, có biểu hiện bệnh tật ra khỏi đàn để theo dõi và điều trị riêng, tránh lây lan bệnh ra cả đàn

• Vì vi khuẩn thương hàn sống dai nhưng lại khá nhạy cảm với thuốc sát trùng, nên khi gà bị bênh AE cần lập tức khử trùng chuồng trại cả trong lẫn ngoài mỗi ngày trong suốt thời gian điều trị bệnh. Nên phu khử trùng vào lúc ấm, khô nhất trong ngày ( Khoảng 13-15h)

• Những con Gà dính phân ở hậu môn cần gỡ ra và cắt bớt lông ở hậu môn đi


Bước 2: Xử lý triệu trứng và bồi bổ sức khỏe cho Gà trước khi đánh kháng sinh

• Hạ sốt cho Gà bằng Paracetamol

• Bổ sung các chất điện giải và thuốc bổ tăng sức khẻo cho gà bằng Vitamin C + Glucose + Vitamin K

• Giải độc gan thận và bổ sung men tiêu hóa cao tỏi TPs 


Bước 3: Kìm hãm và tiêu diệt mầm bệnh

• Sau khi bồi bổ sức khỏe cho gà khoảng 3 tiếng. AE có thể dùng các kháng sinh sau để điều trị bệnh thương hàn: Flofenicol, Colistin, Norfloxacin, Enrofloxacin, Halquynol.

AE dùng theo chỉ dẫn và liều lượng của nhà sản xuất nhé! 


4. Cách phòng bệnh Thương hàn ở Gà.

• AE nên nhớ vi khuẩn Thương Hàn tồn tại rất lâu trong môi trường nhưng lại khá nhạy cảm với các chất sát trùng chuồng trại, nên AE cần sát trùng chuồng trại định kỳ 1 lần/ tuần

cách trị bệnh thương hàn

• Lựa chọn nhà cung cấp giống uy tín, gà mắc bệnh dưới một tuần tuổi (Bạch lỵ) thì đa phần là do di truyền mầm bệnh từ gà bố mẹ sang. Với Gà đã mắc bệnh thương hàn AE chỉ nuôi để bán thịt chứ không được làm giống nhé! 

• Gà mắc bệnh từ nhỏ nếu qua khỏi thì sẽ luôn có mầm bệnh trong người dưới dạng mãn tính, âm thầm reo rắc mầm bệnh ra chuồng trại và sang những con gà khác. Chính vì vậy AE cần cách ly hoặc loại bỏ luôn những con Gà gầy gò ốm yếu.

Luôn theo dõi thời tiết để lên kế hoạch khắc phục, Gặp thời tiết xấu, quá nóng, hoặc quá lạnh, mưa bão ẩm thấp AE cần tăng cường sức đề kháng cho Gà, cho uống một chút thuốc phòng và khử trùng chuồng trại hạn chế vi khuẩn phát sinh

cach tri benh thuong han o ga

• Luôn chú ý lớp nền lót chuồng, không nên để ẩm ướt, nếu có thì lập tức thay luôn. Nên trải mỏng và thay định kỳ là tốt nhất.

→ Nói chung AE cần giữ một môi trường tốt nhất cho gà phát triển, tránh xa bệnh tật. Và liên tục tham gia cùng AE nuôi gà trên Hội nhóm Facebook để trao đổi kiến thức và kinh nghiệm KY THUAT NUOI GÀ nhé!

hội nuôi gà việt nam

https://www.facebook.com/groups/hoinuoigavn/