Bệnh APV

• Bệnh APV là một bệnh do virut gây ra nên không có kháng sinh đặc trị.

• Gà chết khi mắc bệnh APV chủ yếu là chết do các bệnh kế phát và ghép khác như E.Coli, Thương Hàn (Samonella) , Hen CRD (Mycoplasma),... Những vi khuẩn luôn có sẵn trong môi trường nuôi và cơ thể gà.

Chính vì bệnh APV khó nhận biết và hay ghép với các bệnh khác nên AE cần đọc kỹ để có phương pháp phòng chống cũng như điều trị dứt điểm bệnh này nhé!

▬ Hội Nuôi Gà Việt Nam ▬

Hội Nuôi Gà Việt Nam
Hỗ trợ phía dưới màn hình

1. Biểu hiện khi gà mắc bệnh APV

▬ Biểu hiện bên ngoài ▬

• Mắt có bọt, chảy nước mắt ( biểu hiện đặc trưng của APV)

• Viêm mũi, tắc mũi, nghẹt mũi

• Sưng phù đầu và mặt ( khá giống với Coryza và ORT nhé AE)

• Có trường hợp bị liệt chân, vẹo cổ


▬ Biểu hiện bên trong khi mổ khám ▬

• Viêm và tạo lớp Fibrin màu vàng dưới da đầu và da má 

• Viêm mí mắt, mù mắt

• Khí quản có dịch nhầy nhưng không xuất huyết ( Coryza, ILT, IB đều xuất huyết ở các mức độ khác nhau). Có trường hợp gà bị APV nặng thì sẽ xuất huyết ở cuối đường khí quản.

• Buồng trứng trên gà đẻ bị hỏng, trứng non có thể vỡ, gây viêm phúc mạc



2. Gà mắc bệnh APV như thế nào?

• Bệnh APV do vi-rut Avian Pneumo chủng B gây ra

• Bệnh lây lan qua đường hô hấp và bùng phát mạnh khi trong chuồng trại của AE có nhiều khí độc , mùi hôi ở nền chuồng như CO2, NH3, H2S, Nấm,...

• Khi mắc bệnh APV gà rất dễ mắc ghép thêm các bệnh thường gặp như E.Coli, Thương hàn, Hen CRD,... vì đó đều là những vi khuẩn rất có sẵn trong chuồng trại và cơ thể gà.



3. Cách điều trị khi gà mắc bệnh APV ghép với các bệnh khác!

Vì đây là một bệnh do vi-rút gây ra nên không có kháng sinh đặc trị, AE chỉ có thể tăng sức đề kháng, giảm đờm, giảm viêm hạ sốt và điều trị các bệnh ghép bệnh bội nhiễm thôi nhé! Vì đa phần gà chết do các bệnh ghép chứ không phải do APV 

Vậy khi gà mắc bệnh APV và ghép với các bệnh khác thì AE làm theo các bước dưới đây:

Bước 1: Cách ly, tiêu diệt mầm bệnh trong chuồng trại, xử lý mùi hôi chuồng

• Cách ly toàn bộ gà ốm ra một chỗ riêng để tiện chăm sóc, theo dõi, và tránh lây lan, bùng phát ra cả đàn. Chuồng cách ly càng xa chuồng chính càng tốt AE nhé!

• Khử trùng toàn bộ chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi, nguồn nước! AE có thể dùng men vi sinh TKS- Phot Fast thay vì các chất sát trùng! vì cơ chế của nó là cạnh tranh sinh dưỡng và giảm độ PH trong chuồng gà, vừa có tác dụng phân hủy các chất thải của gà như men vi sinh rắc bột vừa kìm hãm và tiêu diệt những vi khuẩn, trực khuẩn có hại cho gà như E.Coli, Samonella, Mycoplasma,...


Bước 2: Tăng sức đề kháng, xử lý triệu chứng hiện tại của gà

• AE có thể sử dụng Bromhesin để long đờm giảm viêm cho Gà

• Nếu gà sốt bổ sung Paracetamol để hạ sốt

• Dùng men vi sinh pha vào nước vừa tăng đề kháng vào ruột gà, vừa tiêu diệt mầm bệnh trong nước uống luôn. AE có thể dùng Axit hữu cơ kết hợp với men cao tỏi TPs nhé! AE trong hội đang dùng và có hiệu quả phòng bệnh rất cao. 


Bước 3: Tiêu diệt các bệnh ghép

• Sau khi làm bước 2 được khoảng 3-4 tiếng thì AE làm kháng sinh cho gà!

• Chỗ gà cách ly bị ghép với bệnh gì AE dùng với bệnh đó

• Còn chỗ gà khỏe mạnh AE có thể cho uống phòng bằng kháng sinh phổ rộng Flofenicol + Doxycilin


Lưu ý:  Liệu trình 3 bước này AE làm trong 3-5 ngày, khi gà hết sốt hoặc không sốt có thể bỏ Paracetamol. AE nhớ bổ sung men tiêu hóa và giải độc gan thận sau khi làm kháng sinh một thời gian dài nhé!



4. Cách phòng bệnh cho gà không mắc APV và nhiều bệnh khác! 

• Có vacxin ngừa bệnh APV nhưng AE cần đánh giá xem mức độ phơi nhiễm, lịch sử dịch tễ ở khu vực nhà mình nhé. Nếu xung quanh AE hay mắc bệnh APV thì AE cần làm thêm lịch ngừa văc xin cho gà.

• Chú ý, khi AE làm vắc xin không có nghĩa là gà sẽ không mắc bệnh đó nữa mà chủ quan. Các chủng vi khuẩn vi rút thay đổi thích nghi rất nhanh, nên AE cần chủ động phòng ngừa, luôn giữ môi trường chăn nuôi thoáng mát sạch sẽ, không ẩm ướt. Tăng sức đề kháng cho gà khi thời tiết không tốt.

• Luôn theo dõi tình hình ăn uống, sức khỏe của gà và đặc biệt là cách ly ngay những con gà có biểu hiện

• Khử trùng định kì 1 lần / tuần ( ưu tiên dùng TKS- Phot fast vì nó không làm chết men rắc chuồng của AE như các chất sát trùng khác, thậm chí còn bổ sung vi khuẩn có lợi và các men tiêu hóa sống khác). và nhớ hạn chế người lạ, xe cộ, động vật hoang dã ra vào chuồng trại AE nhé!


Trên đây là những thông tin rất đầy đủ về bệnh APV trên gà, được sự đóng góp từ rất nhiều AE có kinh nghiệm và chuyên môn trong nghề. Hi vọng kiến thức KY THUAT NUOI GA sẽ giúp được AE nuôi gà ngày càng thành công hơn! 


Nhớ tham gia vào hội nuôi gà Việt Nam trên Facebook để được chia sẻ nhiều hơn AE nhé!

https://www.facebook.com/groups/hoinuoigavn/