Bệnh giun, sán ở gà gây ra nhiều triệu chứng khiến gà gầy còm, ốm yếu, chậm phát triển gây tổn thất về thức ăn cũng như kinh tế của bà con chăn nuôi.
1. Dấu hiệu nhận biết bệnh giun, sán ở gà một cách nhanh nhất.
• Khi thấy gà có những biểu hiện chậm lớn, lông xù, thiếu máu ( Gà vẫn ăn uống bình thường ) thì phải nghĩ ngay đến gà bị kí sinh trùng đường ruột. Cần lấy phân để kiểm tra ngay.
• Nếu gà bị nhiễm giun kim, hay sán dây có thể quan sát được bằng mắt thường, thấy con giun hoặc đốt sán lẫn trong phân; nếu là giun đũa thì phải nhờ các phòng chuẩn đoán làm giúp tìm các trứng giun bằng kính hiển vi.
• Nếu bà con không có điều kiện chuẩn đoán thì bà con có thể chọn con nào gầy yếu nhất để mổ khám, nếu bị giun đũa thì sẽ thấy giun nằm trong ruột già.
2. Hậu quả của bệnh gà nhiễm giun, sán.
• Gà chậm lớn, còi cọc, tiêu tốn thức ăn, đi ỉa phân loãng hoặc phân có kèm theo giun. Gà đẻ giảm năng suất trứng.
• Nếu mắc bệnh nặng gà có thể suy dinh dưỡng, tắc ruột, vỡ ruột, tắc ống mật đến chết. Và có xu hướng lây bệnh sang các cá thể khác.
• Các giống gà nội địa khi bị nhiễm giun sán biểu hiện và sự thiệt hại không nặng nề bằng các giống gà cao sản. Vì vậy nuôi gà công nhiệp phải hết sức chú ý phòng chống bệnh này.
3. Nguyên nhân gây ra bệnh nêu trên.
• Do gà ăn phải trứng giun sán có trong các thức ăn bẩn hoặc động vật chết có chứa nhiều giun sán. thứ 2 nữa là môi trường chuồng nuôi bẩn, chất độn chuồng không được xử lí sạch sẽ, dụng cụ chăn nuôi nhiễm bệnh từ môi trường khác lây lan sang.
• Giun, sán trưởng thành kí sinh sẵn trong đường tiêu hóa của vật nuôi khi còn nhỏ chúng uống nước nhiễm trứng giun được gà đào thải ra ngoài theo phân và phát tán rộng khắp môi trường sống của chúng.
• Thành ruột của Gà dày lên do tăng sinh nhu động ruột giảm. Ruột viêm, sung huyết, xuất huyết do giun bám quá nhiều vào hút hết chất dinh dưỡng.
4. Phòng bệnh và chữa bệnh giun đũa cho gà.
■ Phòng bệnh.
Bước 1: Vệ sinh.
• Vệ sinh thức ăn, nước uống, và đặc biệt là chất độn chuồng, luôn giữ cho khô ráo, diệt các côn trùng kiến, mối ( vì các giống này mang ấu trùng sán )
• Rắc SAFE GUARD 100gr / 1m² chuồng để đệm lót luôn khô ráo và khử mùi hôi chuồng trại.
• Định kì vệ sinh, sát trùng chuồng trại bằng ANTISEP liều 3ml /1 lít nước.
Bước 2 : Dùng thuốc phòng bệnh: VERMIXON tẩy giun, sán định kì 4 - 6 tuần tuổi, pha nước cho gà uống liều 15 ml / 50 con gà. Trên 6 tuần tuổi 30 ml / 50 con gà, lặp lại 1 -2 tháng tùy mức độ nhiễm giun.
Bước 3: Dùng UNILYTE VIT - C liều 2 -3 gr / 1 lít nước uống. ALL - ZYM pha nước uống liều 1gr / 1 lít nước uống. cho uống 3h / ngày, tăng khả năng hấp thụ thức ăn, phòng tiêu chảy, phân khô, khử mùi hôi chuồng nuôi, tạo môi trường sạch sẽ cho vật nuôi phát triển bình thường.
■ Trị bệnh:
• Giun đũa tốt nhất là tẩy giun bằng Piperazin liều 200-400mg/kg thể trọng, ngoài ra có thể dùng Meven-bet 60g/tấn thức ăn hoặc Tetramisol 40-60g/1 tấn thức ăn, trộn cho gà ăn trong 1 tuần liền.
• Giun kim: Dùng thêm Phenotiazin ( dùng theo hướng dẫn nhà sản xuất ).
• Sán: thuốc đặc hiệu là A recolin hoặc Bromosalixilamit ( dùng theo hướng dẫn nhà sản xuất ).
Trên đây là những kinh nghiệm em đã tổng hợp xin chia sẻ với các anh em. Để đóng góp thêm thông tin hoặc để để hỗ trợ thường xuyên anh em vui lòng Coment ở bên dưới hoặc Tham gia vào Link bên dưới để được chia sẻ nhiều kinh nghiệm hữu ích hơn...
Group chính thức của Hội Nuôi Gà Việt Nam trên Facebook:
https://www.facebook.com/groups/hoinuoigavn/
Xem thêm: 1. Các kỹ thuật Úm Gà mà bạn nên biết! Úm gà là giai đoạn đầu tiên, là giai đoạn mệt nhất và cũng có ảnh hưởng lớn nhất tới năng suất sau này. Vậy nên muốn nuôi được gà tốt thì phải biết úm gà thật chuẩn. xem thêm 2. Tổng hợp các Mẹo Nuôi Gà hay nhất 2018! Chăm hay không bằng tay quen! Đây là bài viết tổng hợp rất nhiều kinh nghiệm quý báu của anh em trong hội về chăn nuôi gà. Anh em tham khảo nhé! xem thêm 3. Tổng hợp tất cả các Bệnh Gà hay gặp và cách điều trị ! Phòng bệnh hơn chữa bệnh! nhưng khi gà bệnh rồi thì phải biết cách chữa. Đây là bài viết tổng hợp tất cả các bệnh thường gặp ở gà. Anh em xem biểu hiện của gà nhà mình rồi tìm đúng bệnh và cách điều trị hiệu quả nhé! xem thêm 4. Hướng dẫn cách "Làm Chuồng Gà" từ to đến nhỏ ! Làm chuồng gà như thế nào cũng rất quan trọng. Làm chuồng tốt sẽ phòng chống được nhiều bệnh tật và những lúc thời tiết khắc nghiệt. Chuồng mà chuẩn thì gà ít bị bệnh, lớn nhanh hơn...xem thêm |
Xem thêm: Cách úm Gà con.
Xem thêm: Kỹ thuật trong chăn nuôi Gà.
Xem thêm: Các bệnh của Gà.
Xem thêm: Cách làm chuồng Gà.