Bệnh ngộ độc thức ăn ở gà thường xảy ra ở 3 trường hợp: Ngộ độc mặn, ngộ độc hóa chất, và ngộ độc Aflatoxin.
1. Dấu hiệu nhận biết bệnh ngộ độc do thức ăn ở gà.
• Nói chung nếu gà mới trúng độc thường rất khó phát hiện, khi phát hiện được ra thì đã quá muộn lúc đó gà đã bị quá nặng rất khó khắc phục hậu quả mà thường chỉ có tác dụng rút kinh nghiệm cho đàn gà sau.
• Gà bị ngộ độc thường có những biểu hiện triệu chứng không thật sự điển hình dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Phải rất có kinh nghiệm và kết hợp những cách chuẩn đoán khác, trong đó việc xét nghiệm ở các phòng thí nghiệm là không thể thiếu.
• Gà bị ngộ độc do mặn có biểu hiện đầu tiên là uống nước nhiều, nặng hơn nữa thì có hiện tượng sưng khớp, tích nước dưới da và bại liệt...
• Ngộ độc do hóa chất cũng có khi uống nước nhiều, có khi chưa kịp có biểu hiện gì đã chết, mổ khám thường có mùi đặc trưng của loại hóa chất gà bị nhiễm.
• Ngộ độc Aflatoxin: Gà chậm lớn, kém ăn lông xù đẻ giảm, mổ khám thấy gan sưng to chấm xuất huyết, màu xám hoặc màu vàng, thận sưng và xuất huyết.
Xem thêm: Kỹ thuật chăn nuôi Gà.
2. Hậu quả của bệnh gây ra cho gà.
• Gà bị suy kiệt về thể trạng do thiếu nước hoặc uống quá nhiều nước.
• Gà chết do nhiễm độc. Ảnh hưởng tới trọng lượng của gà khi xuất bán và chất lượng sản phẩm không được đảm bảo.
Xem Thêm: Các bệnh của Gà.
3. Nguyên nhân gây ra bệnh ngộ độc thức ăn ở gà.
• Gà ăn thức ăn vón, mốc như ngô mốc có màu xanh đen ở hạt khô, lạc mốc,... là bị ngộ độc mà nguy hại nhất là độc tố aflatoxin làm gà kém ăn, lông xù, giảm đẻ rõ rệt, trứng ấp nở kém. Ngộ độc nặng gây chết gà rất nhanh.
• Do con người tận dụng nguồn thức ăn dư thừa và các trang trại tập trung gần nơi ô nhiễm hay các bãi rác tập thể có nhiều rác thải nguy hiểm.
4. Cách phòng bệnh và chữa trị cho căn bệnh này.
• Đối với loại bệnh này chỉ phòng bệnh chứ gần như không trị được.
• Phòng ngộ độc bằng cách theo dõi đàn gà thường ngày, thấy hiện tượng khác thường là phải xem xét ngay nước uống, thức ăn. Thức ăn mặn phải cho thêm ngô, cám; thức ăn mốc, có hoá chất phải loại bỏ. Nếu nước bẩn, nước giếng khơi, nước ao,... phải thay, phải lọc sát trùng. Tuyệt đối không để thức ăn, nước uống cạnh thuốc sâu, thuốc chuột,...
• Mỗi khi thấy đàn gà có biểu hiện khác thường thì một trong những việc đầu tiên là phải lấy mẫu thức ăn, nước uống gửi đi xét nghiệm ngay.
Xem thêm: Cách úm Gà con
Xem thêm: Cách làm chuồng Gà.
Trên đây là những kinh nghiệm em đã tổng hợp xin chia sẻ với các anh em. Để đóng góp thêm thông tin hoặc để để hỗ trợ thường xuyên anh em vui lòng Coment ở bên dưới hoặc Tham gia vào Link bên dưới để được chia sẻ nhiều kinh nghiệm hữu ích hơn...
Group chính thức của Hội Nuôi Gà Việt Nam trên Facebook:
https://www.facebook.com/groups/hoinuoigavn/
Xem thêm: 1. Các kỹ thuật Úm Gà mà bạn nên biết! Úm gà là giai đoạn đầu tiên, là giai đoạn mệt nhất và cũng có ảnh hưởng lớn nhất tới năng suất sau này. Vậy nên muốn nuôi được gà tốt thì phải biết úm gà thật chuẩn. xem thêm 2. Tổng hợp các Mẹo Nuôi Gà hay nhất 2018! Chăm hay không bằng tay quen! Đây là bài viết tổng hợp rất nhiều kinh nghiệm quý báu của anh em trong hội về chăn nuôi gà. Anh em tham khảo nhé! xem thêm 3. Tổng hợp tất cả các Bệnh Gà hay gặp và cách điều trị ! Phòng bệnh hơn chữa bệnh! nhưng khi gà bệnh rồi thì phải biết cách chữa. Đây là bài viết tổng hợp tất cả các bệnh thường gặp ở gà. Anh em xem biểu hiện của gà nhà mình rồi tìm đúng bệnh và cách điều trị hiệu quả nhé! xem thêm 4. Hướng dẫn cách "Làm Chuồng Gà" từ to đến nhỏ ! Làm chuồng gà như thế nào cũng rất quan trọng. Làm chuồng tốt sẽ phòng chống được nhiều bệnh tật và những lúc thời tiết khắc nghiệt. Chuồng mà chuẩn thì gà ít bị bệnh, lớn nhanh hơn...xem thêm |
Bình luận (1)