Hội chứng giảm đẻ ở gà hay còn gọi là bệnh EDS’76 là bệnh truyền nhiễm do vi rút thuộc nhóm Adenovirus gây ra chỉ xảy ra trên gà đẻ thương phẩm. Lây nhiễm qua tiếp xúc, sản lượng trứng mỗi ngày giảm rõ rệt .
1. Dấu hiệu nhận biết của hội chứng giảm đẻ ở Gà.
• Gà giảm đẻ đột ngột 10 - 30 % , Gà vẫn ăn uống bình thường và không có dấu hiệu của bệnh rõ nét.
• Trứng nhỏ, nhạt màu, vỏ lụa, mỏng và nhăn nheo, hình dạng méo mó hoặc có khi không có vỏ; Lòng trắng loãng, Tỷ lệ ấp nở giảm.
• Thời gian giảm đẻ kéo dài, các biện pháp bổ trợ nâng cao sản lượng trứng không mang lại hiệu quả.
• Quan sát kĩ thấy mào nhợt nhạt, tiêu chảy nhẹ.
• Bệnh tích khi mổ khám gà: không có các biến đổi đặc trưng ngoài các biểu hiện buồng trứng bị teo, thoái hóa, trứng non không phát triển.
2. Nguyên nhân, con đường lây nhiễm hội chứng giảm đẻ ở Gà.
• Do virut thuộc nhóm Adenovirut gây ra.
• Hội chứng giảm đẻ ở Gà Thường xảy ra đàn Gà công nhiệp ( Gà thương phẩm ). và gà đang trong giai đoạn khai thác trứng. Bệnh lây truyền từ đàn bố mẹ sang đàn con thông qua trứng bị nhiễm bệnh.
• Hội trứng giảm đẻ lây truyền trực tiếp từ gà bệnh sang gà khỏe mạnh thông qua dụng cụ chăn nuôi, thức ăn, nước uống, phương tiện vận chuyển đã bị nhiễm khuẩn từ phân và các chất bài tiết khác của đàn gà bệnh.
3. Cách phòng bệnh hội chứng giảm đẻ ở gà.
Hiện nay bệnh chưa có thuốc đặc trị nên nên bà con cần chú ý các biện pháp phòng bệnh sau.
■ Vệ sinh sát trùng:
• Chọn gà giống từ những cơ sở giống chất lượng, gà con phải được chọn từ những đàn gà được tiêm phòng cẩn thận.
• Vệ sinh tiêu độc, sát trùng chuồng trại định kỳ bằng ANTISEP liều 3ml / 1 lít nước, 2lít nước phun cho 100m² chuồng.
■ Tiêm Vác xin:
• Vac xin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất.
• Tiêm bắp vaccine MEDIVAC ND-IB-EDS Emulsion liều 0,5 ml/con, khi gà được 15-16 tuần tuổi, phòng 3 bệnh Newcastle ( ND ), viêm phế quản truyền nhiễm (IB) và hội chứng giảm đẻ (EDS).
■ Nâng cao sức đề kháng cho gà:
Bổ sung vitamin, khoáng, men tiêu hóa trong thức ăn hoặc nước uống vào những thời điểm nhạy cảm như stress, thời tiết thay đổi và giai đoạn gà đẻ đỉnh cao để tăng sức kháng bệnh, duy trì sức khỏe và khả năng sản xuất trứng cho gà.
Xem thêm: Cách úm gà con
Xem thêm: Những kỹ thuật trong nuôi Gà.
Xem thêm: Các bệnh hay gặp ở Gà.
Xem thêm: Cách làm chuông gà.
Trên đây là những kinh nghiệm em đã tổng hợp xin chia sẻ với các anh em. Để đóng góp thêm thông tin hoặc để để hỗ trợ thường xuyên anh em vui lòng Coment ở bên dưới hoặc Tham gia vào Link bên dưới để được chia sẻ nhiều kinh nghiệm hữu ích hơn...
Group chính thức của Hội Nuôi Gà Việt Nam trên Facebook:
https://www.facebook.com/groups/hoinuoigavn/
Xem thêm: 1. Các kỹ thuật Úm Gà mà bạn nên biết! Úm gà là giai đoạn đầu tiên, là giai đoạn mệt nhất và cũng có ảnh hưởng lớn nhất tới năng suất sau này. Vậy nên muốn nuôi được gà tốt thì phải biết úm gà thật chuẩn. xem thêm 2. Tổng hợp các Mẹo Nuôi Gà hay nhất 2018! Chăm hay không bằng tay quen! Đây là bài viết tổng hợp rất nhiều kinh nghiệm quý báu của anh em trong hội về chăn nuôi gà. Anh em tham khảo nhé! xem thêm 3. Tổng hợp tất cả các Bệnh Gà hay gặp và cách điều trị ! Phòng bệnh hơn chữa bệnh! nhưng khi gà bệnh rồi thì phải biết cách chữa. Đây là bài viết tổng hợp tất cả các bệnh thường gặp ở gà. Anh em xem biểu hiện của gà nhà mình rồi tìm đúng bệnh và cách điều trị hiệu quả nhé! xem thêm 4. Hướng dẫn cách "Làm Chuồng Gà" từ to đến nhỏ ! Làm chuồng gà như thế nào cũng rất quan trọng. Làm chuồng tốt sẽ phòng chống được nhiều bệnh tật và những lúc thời tiết khắc nghiệt. Chuồng mà chuẩn thì gà ít bị bệnh, lớn nhanh hơn...xem thêm |