Hội chứng giảm hấp thu và còi cọc trên gà là bệnh truyền nhiễm gây rối loạn tiêu hoá trên gà ta và gà tây, làm gà chậm lớn và không đồng đều, tiêu tốn thức ăn cao và tăng tỉ lệ chết.
1. Dấu hiệu nhận biết hội chứng giảm hấp thụ và rối loạn tiêu hóa ở Gà.
• Gà còi cọc chiếm khoảng 5-10% đàn, trong đàn những trường hợp nặng gà bị nhiễm có thể lên đến 20% gà còi cọc.
• Lông phát triển không bình thường có thể biến đổi màu, mọc chậm, thậm chí có thể rất ít lông. Gà tiêu chảy phân sống có dịch nhầy, màu phân thay đổi từ màu vàng sang màu cam.
• Gà giảm ăn và uống Chân gà nhạt màu. Phân dính cứng quanh lỗ huyệt.
2. Hậu quả của của hội chứng.
• Bệnh làm giảm hấp thụ và còi cọc trên gà là bệnh truyền nhiễm gây rối loạn tiêu hoá trên gà ta và gà tây, làm gà chậm lớn và không đồng đều, tiêu tốn thức ăn cao và tăng tỉ lệ chết.
• Gây thiệt hại lớn về kinh tế cho bà con chăn nuôi trong khi gà vẫn ăn uống bình thường nhưng không lớn.
3. Nguyên nhân, con đường lây bệnh.
■ Nguyên nhân gây bệnh.
• Chưa định rõ nguyên nhân, nhưng có nhiều virus và vi khuẩn được tìm thấy trong Gà bệnh như: Reo virus, Adenovirus. Enterovirus, rotavirus, Parvovirus. Vi khuẩn như: Ecoli, Staphylococcus cohnii, Clostridium perfringes.
• Nhiệt độ úm không đủ cũng làm cho bệnh trầm trọng hơn Gà trống nhiễm bệnh nặng hơn gà mái.
■ Con đường lây truyền.
Lây lan từ Gà bệnh sang Gà khỏe vì thế khi phát hiện bệnh bà con cần cách ly những con bị bệnh có chế độ chăm sóc riêng.
4. Bệnh tích Hội chứng giảm hấp thụ và rối loạn tiêu hóa ở Gà.
• Mổ khám gà bị bệnh: Tiền mề sưng lớn, mề teo nhỏ. Ruột sưng chứa đầy dịch màu vàng cam và nước. Ruôt chứa nhiều thức ăn chưa tiêu hoá.
• Màng ngoài tim chứa nhiều nước dịch Manh tràng sưng chứa khí và dịch màu vàng cam.
5. Cách phòng bệnh và chữa trị.
■ Phòng ngừa.
• Vệ sinh sát trùng chuồng trại thường xuyên để ngăn ngừa, phòng bệnh hiệu quả. Giảm thiểu các yếu tố gây stress cho gà. Phòng các bệnh gây suy giảm miễn dịch như Marek, gumboro, Reo.
• Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra trong đó Reo virus được cho là nguyên nhân chính gây nên hội chứng này. Việc vệ sinh tiêu độc sát trùng, quản lý, chương trình vaccine tốt sẽ giúp khống chế được bệnh.
■ Điều trị:
• Cung cấp vitamin tổng hợp đặc biệt là vitamin E.
• Bổ sung thêm kháng sinh trong nước uống.
• Cấp thêm trong thức ăn BMD 220 ppm hoặc virginiamycine 22 ppm.
Xem thêm: Cách úm Gà con.
Xem thêm: Kỹ thuật nuôi Gà.
Xem thêm: Các bệnh của Gà.
Xem thêm: Cách làm chuồng Gà.
Trên đây là những kinh nghiệm em đã tổng hợp xin chia sẻ với các anh em. Để đóng góp thêm thông tin hoặc để để hỗ trợ thường xuyên anh em vui lòng Coment ở bên dưới hoặc Tham gia vào Link bên dưới để được chia sẻ nhiều kinh nghiệm hữu ích hơn...
Group chính thức của Hội Nuôi Gà Việt Nam trên Facebook:
https://www.facebook.com/groups/hoinuoigavn/
Xem thêm: 1. Các kỹ thuật Úm Gà mà bạn nên biết! Úm gà là giai đoạn đầu tiên, là giai đoạn mệt nhất và cũng có ảnh hưởng lớn nhất tới năng suất sau này. Vậy nên muốn nuôi được gà tốt thì phải biết úm gà thật chuẩn. xem thêm 2. Tổng hợp các Mẹo Nuôi Gà hay nhất 2018! Chăm hay không bằng tay quen! Đây là bài viết tổng hợp rất nhiều kinh nghiệm quý báu của anh em trong hội về chăn nuôi gà. Anh em tham khảo nhé! xem thêm 3. Tổng hợp tất cả các Bệnh Gà hay gặp và cách điều trị ! Phòng bệnh hơn chữa bệnh! nhưng khi gà bệnh rồi thì phải biết cách chữa. Đây là bài viết tổng hợp tất cả các bệnh thường gặp ở gà. Anh em xem biểu hiện của gà nhà mình rồi tìm đúng bệnh và cách điều trị hiệu quả nhé! xem thêm 4. Hướng dẫn cách "Làm Chuồng Gà" từ to đến nhỏ ! Làm chuồng gà như thế nào cũng rất quan trọng. Làm chuồng tốt sẽ phòng chống được nhiều bệnh tật và những lúc thời tiết khắc nghiệt. Chuồng mà chuẩn thì gà ít bị bệnh, lớn nhanh hơn...xem thêm |